June 21, 2022

Lệnh tạo và Áp mặt cắt giao thông MCR | Quy hoạch LDT | AutoLISP Thật là đơn giản

Lệnh tạo và Áp mặt cắt đường giao thông MCR trong ứng dụng Quy hoạch LDT 2022


Với ứng dụng Quy hoạch LDT thì lệnh MCR cũng chính là khởi nguồn đầu tiên xây dựng nên đồ án.

Do vậy, xác định tìm hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về lệnh MCR là vô cùng cần thiết.

Lệnh MCR có hộp thoại chính MCR design, bao gồm các phân khu

-        Phần tệp tin: bao gồm File hiện hành, nơi chứa tên và đường dẫn của tệp tim mặt cắt MCR

Tại đây, bạn có thể tải tệp tin mặt cắt, loại bỏ các tệp tin hoặc tạo mới


-        Phần Tên tuyến: bao gồm Tên mặt cắt, phân cấp Loại đường, Tên đường, chức năng Gia tăng tên đường và Layer áp cho tim tuyến.

Phần Layer áp cho tim tuyến, bạn có thể chọn Layer theo tên mặt cắt, layer theo Tên đường hoặc layer hiện hành, hoặc một layer bất kỳ bạn chọn trong bản vẽ.



-        Phần thông số: là nơi chứa các thông tin cần thiết để xây dựng một mặt cắt



Trong đó bao gồm:

+ Số dải phân cách gồm có: 0 DPC, 1 DPC, 2 DPC và 3 DPC tương ứng với số dải phân cách trên một mặt cắt.

+ Thông số bán kính bó vỉa và Vạt góc. Mỗi loại mặt cắt sẽ có bán kính và vạt góc khác nhau. Khi nút giao 2 tuyến đường có bán kính vạt khóc khác nhau, chương trình sẽ lấy trị số lớn hơn của mỗi tuyến đường.

Riêng đối với thông số vạt góc, nếu nhập bằng 0, chương trình sẽ tự động tính vạt góc theo công thức hoặc theo các tiêu chuẩn riêng khi áp vạt góc. Bạn có thể thay đổi cách tính vạt góc tại phần Tùy chọn.

Tương ứng với mỗi loại mặt cắt sẽ có các thông số tương ứng:

+ DPC giữa Trái: là chiều rộng của dải phân cách giữa, bên trái, tính từ tim đường.

+ DPC giữa Phải: là chiều rộng của dải phân cách giữa, bên trái, tính từ tim đường.

+ Rộng mặt Trái, Phải: là chiều rộng của mặt đường xe chạy phía bên trái hoặc phải.

+ DPC biên Trái, Phải: là chiều rộng của dải phân cách mỗi bên, áp dụng với đường có 2 hoặc 3 dải phân cách.

+ Rộng mặt biên Trái, phải là chiều rộng phần xe chạy của làn đường ngoài cùng mỗi bên. Áp dụng với đường có 3 dải phân cách.

+ Rộng hè: chiều rộng của vỉa hè.

-        Phần minh họa: nếu bạn còn băn khoăn về cách sử dụng các thông số, thì đừng lo, đã có phần minh họa thể hiện nhanh và ngay lập tức các thông số của tuyến đường. Tại đây, bạn có thể phóng to, thu nhỏ và chuyển đổi từ mặt bằng qua mặt đứng.



Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chức năng Vẽ mặt cắt để vẽ mặt cắt.

-        Phần Các nút chức năng bao gồm


+ Áp mặt cắt: áp các thông số để tạo mặt bằng tuyến đường.

+ Phần tổng hợp: Sẽ có 2 chức năng tổng hợp tiêu chuẩn và tổng hợp chỉ tiêu giao thông.

Tổng hợp tiêu chuẩn là tổng hợp dựa trên chiều dài tuyến đường.

Tổng hợp chỉ tiêu là tổng hợp dựa trên diện tích đo được. Chức năng này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Chức năng Điều chỉnh gồm các tác dụng: Đổi tên mặt cắt, đổi tên tuyến đường và đảo chiều hướng tuyến.


Chức năng Ghi chú và Tọa độ: sẽ được giới thiệu trong video khác

-        Ngoài ra, từ menu lệnh, còn có các chức năng quan trọng như

+ Đọc dữ liệu từ mặt cắt là lấy thông tin mặt cắt từ một tuyến đường đã tạo

+ Vẽ lại mặt bằng: có tác dụng vẽ lại mặt bằng từ các tim tuyến đã có sẵn.

 

Làm việc hiệu quả với lệnh MCR:

-        Mỗi mặt cắt cần lưu lại một tệp tin MCR khác nhau, ví dụ mặt cắt 25m, mặt cắt 15m, mặt cắt 13m, mặt cắt 11m, mặt cắt 5,5m …

-        Các tệp tin này có thể lưu lại theo từng dự án. Có thể copy qua lại giữa các dự án với nhau.

-        Việc điền đầy đủ các thông số giúp cho việc điền thông tin bằng chức năng Ghi chú và Tổng hợp tiêu chuẩn sẽ có nhiều thông tin hơn.

Trên đây là một số thông tin về lệnh tạo và áp mặt cắt ngang MCR trong ứng dụng Quy hoạch LDT 2022

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ đội ngũ phát triển AutoLISP thật là đơn giản.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

Lợi ích của Darkmode và cách bật DarkMode trong Word | Thủ thuật Excel Word PowerPoint - Otips Group

Ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ AutoLISP Thật là đơn giản     Thông tin thêm: 👉👉👉

Popular Posts