Trang chủ

November 20, 2015

Publish trong AutoCAD - Bạn có biết (Phần 1)

Publish trong AutoCAD không còn là cái gì mới mẻ, tuy nhiên đa số người dùng AutoCAD chưa biết đến hoặc chưa muốn sử dụng.

Publish là gì

Khi bản vẽ hoàn thiện, nó cần được chuyển giao cho người khác. Publish trong AutoCAD là Công cụ Xuất bản các bản vẽ. Với Publish, bạn có thể:
  • Xuất bản các bản vẽ ra định dạng file dùng trong chuyển giao điện tử. Định dạng thường sử dụng là PDFDWF.
  • Xuất bản cùng lúc nhiều bản vẽ DWG mà không cần mở.
  • Xuất bản cùng lúc nhiều layout trong một bản vẽ.
  • Toàn bộ quá trình Xuất bản có thể chạy ngầm (BackgroundPlotting), không ảnh hưởng đến người dùng.


Trước hết PDF và DWF?

PDFDWF là hai định dạng file, dùng để chuyển giao điện tử mà không sợ mất bản quyền.

Nếu DWG là bản vẽ, là công sức của bạn thì PDF hay DWF chỉ giống như một bản sao cứng của DWG. Bạn gần như không thể chỉnh sửa trên PDF cũng như DWF.

Ngày nay, có nhiều công cụ chuyển đổi ngược từ PDF sang DWG. Tuy nhiên hiệu quả không thực sự cao, nên bạn vẫn có thể yên tâm với các định dạng PDF và DWF.

Trong khi PDF khá phổ biến với người dùng máy tính thì DWF (một định dạng file do AutoCAD phát triển) lại được sử dụng khá hạn chế.

Với tệp tin PDF, bạn có rất nhiều lựa chọn chương trình đọc như Foxit Reader, Adobe PDF Reader, ... Rất nhiều chương trình miễn phí và quen thuộc!

Còn với định dạng DWF (hoặc sau này là DWFx), bạn cần phải có Autodesk Design Review

Rõ ràng trong cuộc chiến PDF vs DWF thì PDF gần như chiến thắng tuyệt đối. Điểm cộng duy nhất cho DWF có lẽ là nó được hỗ trợ bởi Autodesk.

Kết quả: Lựa chọn PDF - DWF.

Nếu không cần chuyển giao PDF thì Publish còn cần thiết hay không?

Kể từ khi có PDF (Portable Document Format - Định dạng Tài liệu Di động) và Internet thì người ta có thêm phương thức chuyển giao tài liệu ngoài hình thức bản in giấy.

Ngoài tác dụng trong chuyển giao, thì PDF còn tỏ ra khá hữu ích trong việc lưu trữ tài liệu.

Với Publish, bạn có thể dễ dàng tạo ra một bộ hồ sơ đầy đủ (A-Z) cho một công trình, từ các tờ bìa, danh mục, bản vẽ, phân trang... chỉ trong một tệp tin PDF duy nhất. Khi cần, bạn chỉ mở tệp tin PDF và in. Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc mở bản vẽ DWG in, hay tìm trong tủ hồ sơ mộc để đưa vào máy Photocopy.

Bạn có thể lưu trữ bằng file DWG truyền thống, tuy nhiên cần lưu ý DWG có thể chỉnh sửa được còn PDF thì không (một cách tương đối).

Ưu điểm khi in từ tệp tin PDF là bạn không cần cài đặt nét in (Plot style).

Câu trả lời: Cần thiết cho việc lưu trữ.

Publish vs Plot


Nếu Plot là dạng in One-By-One (từng tờ một) thì Publish thuộc kiểu All-In-One (tất cả trong một). Chỉ với một lệnh Publish, bạn có thể xuất được toàn bộ dự án (A-Z).

Với Plot, bạn phải click chuột chọn khung in, hoặc chuyển đổi tab. Còn Publish thì không, bạn chỉ cần chọn trong danh sách Layout, chọn danh sách PageSetup.

Nếu bạn chỉ cần in 1-3 trang, bạn chỉ cần Plot. Nhưng nếu in nhiều hơn, Publish là công cụ không thể bỏ qua.

Câu trả lời: Publish khi cần in 4 bản vẽ trở lên.

Pagesetup - phần tử cơ bản nhất của Publish

Lệnh PLOT

Pagesetup là một cấu hình in (trong kỹ thuật lập trình là PlotSettings). Nó lưu lại tất cả thông số cần thiết cho một lần in ấn (Plot) như Máy in (Printer/Plotter), Khổ giấy (Paper size), Khu vực in (Plot area)...

Khi tạo mới 1 layout, layout đó cũng được cài đặt một Pageseup mặc định (Default). Pageseup mặc định sẽ thay đổi khi người dùng thay đổi thông số cài đặt và nhấn nút "Apply to Layout" (hộp thoại Plot).

Pagesetup mặc định không có tên cụ thể trong hộp thoại Plot mà có dạng *LayoutName* trong đó Layout name là tên của layout.


Khi thực hiện lệnh Pagesetup, sẽ xuất hiện danh sách gồm Pagesetup mặc định của tất cả Layout trong bản vẽ và các Pagesetup đã được đặt tên.
Pagesetup mặt định và Pagesetup đã được đặt tên - Lệnh Pagesetup

(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment