Trang chủ

November 15, 2013

Cách sử dụng lệnh filter trong AutoCAD (Phần 1)

Khi làm việc với AutoCAD, chắc hẳn đến một lúc nào đó các bạn sẽ cần phải lọc (Filter) ra một nhóm các đối tượng mang chung một vài thuộc tính nào đó.

Ví dụ: khi muốn thay đổi chiều cao Text cho một loạt các Text, hoặc thay đổi Layer, Màu sắc ...

Lúc đó bạn sẽ cần đến lệnh Filter (lệnh tắt FI).

Lệnh Filter và cách sử dụng


Như đã biết, bất kỳ một đối tượng nào trong AutoCAD đều có những thuộc tính riêng của nó.

Nhấn Ctrl+1 để xem thuộc tính của đối tượng chọn



Cách sử dụng lệnh FI


Gõ lệnh Filter (FI), bảng hộp thoại sẽ hiện lên, yêu cầu bạn chọn các thuộc tính của các đối tượng cần chọn.

Sử dụng Add Selected Object < để chọn một đối tượng mẫu

Dưới đây là các công cụ chính khi thao tác với bộ lọc

Công cụ thao tác với bộ lọc Filter

Đầu tiên là  khu vực lựa chọn các Filter:


Tại đây, bạn có thể lựa chọn các thuộc tính từ danh sách các thuộc tính sẵn có (Nút mũi tên ngược). Với mỗi thuộc tính được chọn, bạn có thể chỉnh sửa thuộc tính của nó rồi Add to List (thêm vào danh sách bộ lọc), hoặc Substitute để thay thế thuộc tính có sẵn trong bộ lọc (Áp dụng khi trước dó bạn sử dụng Edit Item).

Các thuộc tính như Layer (hay Block, Text Style, Dim Style,...), ngoài việc có thể nhập trực tiếp tên Layer, bạn còn có thể Select... (lựa chọn) từ danh sách các Layer có sẵn trong bản vẽ.

Ngoài, thay vì chọn từng thuộc tính một như hình vẽ, ta có thể lấy một đối tượng mang thông tin mẫu (Add Selected Object <). Sau đó Delete các thuộc tính riêng của đối tượng đó.

Ví dụ: Cần chọn tất cả các đối tượng là Text, thuộc Layer DIENDIENTICH. Bạn Dùng Add Selected Object để chọn một đối tượng mẫu bất kỳ. Sau đó, bạn phải xóa đi các thuộc tính riêng của đối tượng mẫu như Text Position (vị trí), Text Value (giá trị Text)...

Tiếp đến là khu vực thao tác với các bộ lọc


Ở đây, bạn có thể chỉnh sửa Edit Item một thuộc tính mà bạn chưa hài lòng. Xóa thuộc tính, hoặc xóa tất cả các bộ lọc đã có.

Chỉnh sửa xong bộ lọc xong, bạn lựa chọn Apply để quét vùng đối tượng cần chọn. Khi đó, chỉ những đối tượng nào mang các thuộc tính được chỉ ra trong bảng mới được lựa chọn.

Lọc các đối tượng Text thuộc Layer DIENDIENTICH


Đến đây, bạn có thể sử dụng các lệnh khác của AutoCAD để chỉnh sửa chúng. Hoặc đơn giản là dùng Ctrl+1 để thay đổi thuộc tính.


Mẹo nhỏ khi dùng FILTER với các TEXT


Nếu muốn lọc các Text đặc biệt hơn, ví dụ các Text có Text Value bắt đầu bằng chuỗi ký tự nhất định (gọi là Wildcards), bạn sẽ cần biết thêm một vài ký tự thay thế đặc biệt.

Kí tự: *  Có tác dụng thay thế cho một chuỗi ký tự bất kỳ.
Kí tự: ?  Thay thế cho 1 ký tự bất kỳ (cả số và chữ) tại vị trí của nó.
Kí tự: #  Thay thế cho 1 chữ số tại ví trí của nó.

Ví dụ: (Tương tự với việc Use wildcards khi dùng lệnh Find - Theo gợi ý của bạn)
Text Value:      w=*     Lọc các đối tượng bắt đầu bằng w=, đằng sau có thể là bất cứ chuỗi ký tự nào đó
Text Value:      #*#      Lọc đối tượng bắt đầu và kết thúc đều phải là chữ số. Ở giữa là chuỗi bất kỳ
Text Value:      #?#      Lọc đối tượng có 3 ký tự bắt đầu và kết thúc là chữ số. Ở giữa là 1 ký tự bất kỳ.

Hạn chế khi sử dụng lệnh FILTER


Có 2 hạn chế chính khi sử dụng lệnh FI

Thứ nhất: Lệnh Filter không áp dụng được với các đối tượng đặc biệt (Custom Entity, hay còn được thể hiện thành Proxy).

Gặp thông báo Object not supported khi lựa chọn các đối tượng Proxy


Thứ hai: Khi chọn được đối tượng mẫu, ta sẽ mất khá nhiều thời gian để xóa các thuộc tính riêng của nó.

Đối tượng mẫu có nhiều thuộc tính riêng cần Delete

Việc khắc phục hai nhược điểm này sẽ được giới thiệu trong phần 2!

No comments:

Post a Comment