Hôm nay, chúng ta sẽ đến với phần 3 của loạt bài "Tệp tin *.NTD - Những điều cần biết". Trong bài này, tôi sẽ giới thiệu về thành phần thứ 3, và cũng là cuối cùng của một tệp tin NTD - Thông tin điểm mia
POLE P1 49.020 248.570 0.000 35.500 1.1765312969 TARGETL -0.79900 -0.09800 NOBLOCK*-1* TARGETL -0.85100 -0.07500 MT*0* 1 TARGETL -1.10000 -0.15000 NOBLOCK*-1* TARGETL -0.30000 -0.30000 NOBLOCK*-1* TARGETL -0.40000 0.00000 NOBLOCK*-1* TARGETL -0.30000 0.40000 NOBLOCK*-1* TARGETL -0.20000 0.00000 NOBLOCK*-1* TARGETL -1.80000 2.50000 NOBLOCK*-1* TARGETL -10.00000 2.00000 NOBLOCK*-1* TARGETR 1.03000 0.01600 NOBLOCK*-1* TARGETR 1.03500 0.09100 MP*0* 2 TARGETR 1.00000 0.05000 NOBLOCK*-1* TARGETR 1.30000 0.20000 NOBLOCK*-1* TARGETR 1.00000 0.60000 NOBLOCK*-1* TARGETR 1.50000 0.00000 NOBLOCK*-1* TARGETR 1.00000 -1.50000 NOBLOCK*-1* TARGETR 3.00000 -0.30000 NOBLOCK*-1* TARGETR 7.00000 -4.00000 NOBLOCK*-1*
Nội dung của loạt bài "Tệp tin *.NTD - Những điều cần biết":
Trong một khai báo điểm mia, có 5 thành phần được phân cách với nhau bằng dấu TAB (trong lập trình là '\t'). Chúng ta sẽ tìm hiểu qua từng thành phần.
Thành phần 01: TARGETL hoặc TARGETR
Thành phần này có tác dụng định nghĩa điểm mia khai báo tới đây nằm ở bên trái (TARGETL) hay bên phải (TARGETR) so với tim tuyến.
Lưu ý:
- Khai báo điểm mia chỉ bắt đầu sau khi khai báo thông tin cọc POLE.
- Các điểm mia bên trái (TARGETL) được khai báo trước, xong mới đến các điểm mia bên phải.
Thành phần 02: Cự ly lẻ hoặc cự ly cộng dồn
Là khoảng cách hình chiếu theo phương ngang từ điểm mia hiện tại đến tim cọc (nếu là Cự ly cộng dồn) và đến điểm mia liền trước (nếu là Cự ly lẻ). Việc là Cự ly cộng dồn hay Cự ly lẻ được quy định trong dòng tiêu đề TYPEINPUT, thành phần thứ 2.
Lưu ý:
- Nếu điểm mia nằm bên trái (so với tim tuyến), cự ly mang dấu âm (-). Nếu nằm bên phải, mang dấu dương (+) ngầm định.
- Thứ tự các điểm mia được sắp xếp lần lượt từ điểm gần tim cọc nhất đến các cọc xa tim nhất.
- Cự ly ở đây được xác định bằng khoảng cách hình chiếu của 2 điểm mia (hoặc điểm mia với tim cọc) lên mặt phẳng nằm ngang.
Thành phần 03: Cao độ điểm mia
Là Cao độ tuyệt đối hoặc Tương đối (so với cao độ tim cọc, hoặc điểm mia liền trước). Thành phần thứ 3 trong dòng TYPEINPUT quy định cao độ của điểm mia là Cao độ tuyết đối, hay là cao độ tương đối.
Thành phần 04:
Có thể là tên mã BLOCK của địa vật được định nghĩa bằng mã FCODE.
Nói chung, bạn sẽ không cần quan tâm đến giá trị của thành phần này mà nên để giá trị mặc định "NOBLOCK*-1*.
Thành phần 05: Mã FCODE
Có một số bạn sẽ hiểu nhầm thành phần này lúc có lúc không. Thật ra không phải vậy, chúng luôn luôn xuất hiện. Việc thiếu vắng thành phần có gây ra lỗi hay không chưa được kiểm chứng. Nhưng tốt hơn hết, nếu không có mã FCODE thì bạn trả về giá trị mặc định "" (Hai dấu ngoặc kép).
Tôi thường xuyên sử dụng hai mã FCODE là 1 cho Mặt trái (Mép nhựa trái), và 2 cho Mặt phải (Mép nhựa phải).
Như vậy, tôi đã giới thiệu với các bạn những kiến thức sơ lược nhất về tệp tin NTD. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm chút tự tin khi làm việc với NOVA và khắc phục một số sai sót thường gặp lúc nhập số liệu.
Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!